Liên
hệ

Năng lực của chúng tôi

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp cho ngành dệt. Chúng tôi luôn Nổ lực không ngừng để đem đến những sản phẩm máy dệt kim DỌC và  phụ tùng máy dệt kim chính hãng phục vụ Quý khách hàng.

Tin tức & Sự kiện

  • THƯ MỜI THAM…
    14-03-2025

    "Triển lãm Quốc tế Ngành Công Nghiệp Dệt & May - Thiết Bị, Nguyên Phụ Liệu & Vải, sự kiện trọng điểm và không thể bỏ qua, sẽ được tổ chức từ ngày 09 đến 12 tháng 4 năm 2025. SaigonTex & SaigonFabric 2025 là nơi hội tụ của những thương hiệu hàng đầu, những chuyên gia nổi tiếng và các tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải tại Việt Nam và quốc tế. Triển lãm tạo điều kiện lý tưởng cho các doanh nghiệp khám phá và kết nối với các đối tác cung ứng, đồng thời tiếp cận với công nghệ tiên tiến và cập nhật được thông tin mới nhất trên thị trường toàn cầu."   Công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Warp Master trân trọng kính mời Quý khách hàng và Quý đối tác đến tham quan gian hàng của chúng tôi tại                                      TRIỂN LÃM QUỐC TẾ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT & MAY - THIẾT BỊ, NGUYÊN PHỤ LIỆU & VẢI    ► Thời gian: 09h00 - 17h00 ngày 09  - 11 / 04 / 2025                           09h00 - 15h00 ngày 12 / 04 /2025 ► Vị trí gian hàng: Hall A - Booth No.: 1J18 ► Địa điểm: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC)                       799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Q. 7, TP. Hồ Chí Minh.   Warp Master hân hạnh được đón tiếp Quý Khách hàng / Quý đối tác tại gian hàng! Trân trọng! 

  • Phụ tùng máy…
    21-02-2025

    Phụ tùng máy dệt kim là các bộ phận, linh kiện được sử dụng để thay thế, sửa chữa hoặc nâng cấp máy dệt kim. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo máy hoạt động ổn định, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Các loại phụ tùng máy dệt kim phổ biến Kim dệt: Kim dệt là bộ phận quan trọng nhất của máy dệt kim, có chức năng tạo ra các vòng sợi để tạo thành vải. Kim dệt có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào loại máy dệt kim và loại vải cần dệt. Bệ kim: Bệ kim là bộ phận đỡ kim dệt, giúp kim dệt hoạt động đúng vị trí và tạo ra các vòng sợi đều nhau. Bộ phận chọn sợi: Bộ phận này có chức năng chọn sợi theo yêu cầu của mẫu dệt. Bộ phận căng sợi: Bộ phận này có chức năng giữ cho sợi luôn căng đều trong quá trình dệt. Bộ phận cắt sợi: Bộ phận này có chức năng cắt sợi sau khi dệt xong một đoạn vải. Các bộ phận khác: Ngoài ra, còn có nhiều bộ phận khác như bánh răng, trục, lò xo, ốc vít,... Cách chọn mua phụ tùng máy dệt kim Chọn loại phụ tùng phù hợp với máy dệt kim: Mỗi loại máy dệt kim có một loại phụ tùng riêng. Bạn cần chọn loại phụ tùng phù hợp với loại máy dệt kim mà bạn đang sử dụng. Chọn nhà cung cấp uy tín: Bạn nên chọn mua phụ tùng máy dệt kim tại các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm: Bạn nên kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm trước khi mua, đảm bảo sản phẩm không bị lỗi, hư hỏng. Bảo trì và bảo dưỡng phụ tùng máy dệt kim Vệ sinh thường xuyên: Bạn nên vệ sinh phụ tùng máy dệt kim thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, giúp máy hoạt động tốt hơn. Kiểm tra định kỳ: Bạn nên kiểm tra phụ tùng máy dệt kim định kỳ để phát hiện sớm các hư hỏng và thay thế kịp thời. Bảo quản đúng cách: Bạn nên bảo quản phụ tùng máy dệt kim ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại. Lợi ích của việc sử dụng phụ tùng máy dệt kim chất lượng Đảm bảo máy hoạt động ổn định, hiệu quả: Phụ tùng máy dệt kim chất lượng giúp máy hoạt động ổn định, hiệu quả, giảm thiểu tình trạng hư hỏng. Kéo dài tuổi thọ máy: Phụ tùng máy dệt kim chất lượng giúp kéo dài tuổi thọ máy, tiết kiệm chi phí đầu tư. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Phụ tùng máy dệt kim chất lượng giúp tạo ra những sản phẩm vải có chất lượng tốt hơn. Phụ tùng máy dệt kim đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của máy dệt kim. Việc lựa chọn và sử dụng phụ tùng máy dệt kim chất lượng là rất quan trọng để đảm bảo máy hoạt động ổn định, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phụ tùng máy dệt kim. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.  

  • Kết nối giải…
    20-02-2024

    (TN&MT) - Việc kết nối các giải pháp công nghệ xanh giữa các đơn vị khởi nghiệp và doanh nghiệp dệt may sẽ tạo nên chuỗi giá trị hiệu quả hơn và xanh hơn. Đó là chia sẻ của ông Dennis Quennet, Giám đốc Phát triển kinh tế bền vững tại GIZ Việt Nam về tiềm năng ứng dụng công nghệ sản xuất xanh trong ngành dệt may. Thị trường châu Âu và các thị trường xuất khẩu khác trên thế giới ngày càng trở nên khắt khe về các tiêu chuẩn môi trường, do vậy một khi doanh nghiệp nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn này sẽ đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đạt được cả hai mục đích về môi trường nhờ sản xuất “xanh” hơn, và kinh tế. Tiên phong đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững Dệt may là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp trung bình khoảng 30-50 tỷ USD vào GDP hàng năm, hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các hiệp định như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may đang đối mặt nhiều khó khăn kỹ thuật khi muốn chuyển đổi sang sản xuất xanh, bền vững, theo sát các quy định từ EU để đón nhận các cơ hội tăng trưởng. Thống kê cho thấy, có tới 80% các công ty dệt may của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế và không đủ chuyên môn để thực hiện các giải pháp xanh Từ năm 2023 đến nay, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ và Trung tâm Đổi mới Quốc gia Việt Nam (NIC) đã triển khai Chương trình “Bệ đỡ công nghệ xanh” với sự tài trợ từ chính phủ Đức. Chương trình đã kết nối thành công 7 công ty dệt may xuất khẩu với 9 giải pháp công nghệ mới từ các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các công nghệ có thể giải quyết những vấn đề kỹ thuật phổ biến trong cơ sở dệt may như: xử lý bùn thải, thu hồi nhiệt, tái chế vải vụn, tối ưu hóa sử dụng điện năng, quản lý nhân công và ứng dụng nguyên liệu mới bền vững. Chia sẻ về lý do lựa chọn ngành dệt may để triển khai chương trình, ông Dennis Quennet, Giám đốc Phát triển kinh tế bền vững tại GIZ Việt Nam cho biết: Ngành dệt may tạo ra nhiều việc làm, có mức tăng trưởng nhanh và tạo động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam tiến lên. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển nhanh cũng đang gây ra những tác động đến biến đổi khí hậu và môi trường. Để giải quyết thách thức này, việc ứng dụng các công nghệ đổi mới sáng tạo sẽ giúp đảm bảo hiệu quả vể mặt chi phí, đảm bảo yếu tố xanh trong sản xuất. Những nỗ lực này sẽ góp phần nâng cao vai trò của các công công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, cải thiện năng lực cạnh tranh và tạo ra sự đổi mới, cơ hội và việc làm. “Có rất nhiều tiềm năng sản xuất bền vững trong ngành dệt may, ví dụ như giảm thiểu sử dụng nước, năng lượng, hay quản lý chất thải hiệu quả. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn giúp nâng cao lợi ích kinh tế nhờ quản lý hiệu quả nguồn lực để giảm chi phí sản xuất. Các giải pháp công nghệ sáng tạo của các đơn vị khởi nghiệp có thể được tích hợp và đưa vào ứng dụng tại các doanh nghiệp dệt may, tạo nên chuỗi giá trị hiệu quả hơn và xanh hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy nhiều cơ hội xây dựng và triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may tại Việt Nam, qua đó có thể sử dụng nguồn lực lâu dài hơn và hiệu quả hơn” - ông Dennis Quennet nhấn mạnh. Tiềm năng nhân rộng giải pháp công nghệ hiệu quả Việc kết nối thông qua Chương trình Bệ đỡ xanh đã đặt nền móng cho các mối quan hệ đối tác và thúc đẩy cam kết chung về tính bền vững trong ngành dệt may. Một số công nghệ điển hình như: Giải pháp quản lý năng lượng của công ty IoTeamVN; giải pháp timeSSD® - tính toán chi phí lao động dựa trên công nghệ điện toán đám mây của Enedig Kft; giải pháp thu hồi nhiệt thải từ công ty Hoàng Hà; sản xuất vải, sợi từ xơ dứa của ECOSOI; giải pháp thu hồi và tái chế polyester và cellulose từ BlockTexx... Sau khi trao đổi về đề xuất dự án và khảo sát trên thực tế tại nhà máy, các đối tác trong nước như VINATEX, Faslink, Thịnh Phúc, Kyungbang đánh giá cao tiềm năng ứng dụng và mở rộng của các giải pháp thí điểm này. Trải qua xét duyệt, chương trình đã lựa chọn đề xuất dự án “Giải pháp quản lý năng lượng” của công ty sợi Nam Định thuộc tập đoàn Vinatex và IOTeamVN để cung cấp hỗ trợ mở rộng thực hiện trên quy mô công nghiệp. Đây là dự án đáp ứng các tiêu chí về tiềm năng mở rộng dự án, cam kết giữa các bên, tác động môi trường và xã hội, mức độ sẵn sàng trong áp dụng công nghệ vào ngành dệt may và mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Công ty IOTeamVN, giải pháp mà công ty đưa ra giúp Công ty sợi Nam Định có thông tin năng lượng chính xác nhất để đưa ra phương án quản lý, sử dụng năng lượng một cách kịp thời, hiệu quả. 1% tiền điện nghe qua chỉ là con số nhỏ, nhưng nếu xét trên tổng số 25 tỷ tiền điện một năm, đây sẽ là một khoản tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.    

  • 5 giải pháp…
    19-02-2024

    Chuyển đổi xanh giúp ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững, cạnh tranh quốc tế. Để đạt mục tiêu năm 2025, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã xác định 5 giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 44 tỷ USD, tăng trưởng ổn định so với 2023. Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 47- 48 tỷ USD. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đặc biệt trong bối cảnh các yêu cầu về tính bền vững và trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với các thị trường quốc tế.  Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng, cũng như mục tiêu chuyển đổi xanh ngành dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam xác định 5 giải pháp quan trọng. Thứ nhất, về đầu tư, hiệp hội thu hút các dự án dệt nhuộm hoàn tất công nghệ cao vào khu công nghiệp; đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên thân thiện môi trường; đầu tư phát triển ngành thời trang dệt may. Thứ hai, về thị trường, đa dạng hóa nguồn nguyên phụ liệu, khách hàng, thị trường, sản phẩm; nâng cao năng lực marketing, tìm kiếm khách hàng trực tiếp; tăng cường liên kết chuyển dần từ sản xuất gia công sang các phương thức sản xuất cao hơn; phát triển thương hiệu, sản phẩm mới. Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực, hiệp hội phối hợp đào tạo nhân lực chất lượng cao cho quản trị, quản lý kỹ thuật, thiết kế, cho công nghệ mới, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Thứ tư là giải pháp về phát triển khoa học - công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ, vật liệu, nguyên liệu mới thân thiện môi trường hoặc chuyển giao công nghệ; quản lý chất lượng toàn diện; nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu, chất lượng các đề tài. Cùng đó, nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số. Cuối cùng là giải pháp về huy động vốn cho xây dựng các khu công nghiệp lớn, xử lý nước thải, điện áp mái, trung tâm thời trang; triển khai chương trình về tín dụng xanh, cho thuê tài chính chuyển đổi công nghệ xanh, tái chế; vốn cho phát triển cây nguyên liệu sẵn có trong nước (dâu tằm, đay, gai, chuối, dứa…). Phát triển bền vững vừa là cơ hội nhưng cũng mang lại thách thức với doanh nghiệp. Về cơ hội, doanh nghiệp có khả năng tối ưu hóa quy trình sản xuất; kiểm soát định mức, giảm chi phí và tài nguyên đầu vào; giảm phát thải, tạo dựng nền tảng vững chắc để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn… Tuy nhiên, để có được những cơ hội đó, doanh nghiệp dệt may phải giải quyết được "bài toán" chi phí cho ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chi phí về chuyển đổi xanh. Cùng đó, làm sao thích ứng được với sự thay đổi của thị trường và người tiêu dùng… Theo các chuyên gia, doanh nghiệp dệt may trong nước nỗ lực giảm mức tiêu thụ tài nguyên, hạn chế tác động đến môi trường; cân đối net zero nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời, tìm giải pháp khép kín hơn nữa vòng lặp lại của quy trình sản xuất. Minh An (t/h)